CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh nhất

CIC là gì? và khi nào cần phải kiểm tra thông tin CIC cá nhân? kiểm tra CIC như thế nào? Chắc chắn đây là cụm từ còn khá lạ lẫm với nhiều người. Để trả lời những câu hỏi trên, trong bài viết hôm nay mình sẽ giải đáp cho các bạn biết tất cả thông tin cần thiết về CIC

CIC Là Gì?

CIC trong tiếng anh đầy đủ có tên là Credit Information Center, nó là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam trực thuộc ngân hàng nhà nước.

Nhiệm vụ chính của CIC là thu thập thông tin, lưu trữ thông tin, phân tích và sử lý, dự báo thông tin tín dụng của từng đối tượng, phục vụ cho yêu cầu của ngân hàng.

Dạo quanh một vòng internet trong 5 phút ta dễ dàng bắt gặp những cụm từ CIC là gì, cách kiểm tra, tra cứu CIC… Tại sao lại có những cụm từ đó trên thanh tìm kiếm google. Vâng, đó là khi một cá nhân nào đó có ý định vay tiền online, vay tiêu dùng, vay tín chấp tại ngân hàng hoặc mở thẻ tín dụng… Khi dó CIC sẽ quyết định khoản vay đó có được vay hay không.

Khách hàng thường tra cứu thông tin CIC của cá nhân mình trong trường hợp muốn biết bản thân có mắc phải nợ xấu không, và nợ xấu nhóm mấy. Các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng sẽ dựa vào thông tin CIC để quyết định xem khách hàng có đủ điệu kiện để vay tiền không.

Xem thêm : Vay tiền online nhanh chỉ cần CMND

cic-la-gi

CIC Hoạt Động Như Thế Nào

Hiểu đơn giản là CIC như một cuốn sổ nhật kí, ghi chép, lưu trữ mọi thông tin về khoản vay, các giao dịch vay tiền với ngân hàng, tổ chức tài chính, dữ liệu đó sẽ được cập nhập lên hệ thống dữ liệu CIC quốc gia (ngân hàng nhà nước)

Đơn giản hơn, nếu lịch sử CIC của bạn tốt (thông tin cá nhân hoặc sự uy tín cá nhân tốt) thì khi đăng kí vay tiền sẽ dễ dàng được bên ngân hàng xét duyệt và giải ngân nhanh chóng.

Ngược lại, nếu CIC của bạn không tốt dẫn đến khả năng đăng kí vay tiền không được bên ngân hàng xét duyệt, từ chối khoản vay.

Rõ ràng CIC như một cầu nối trung gian để các tổ chức tài chính, ngân hàng lấy làm căn cứ để xác thực thông tin tín dụng của khách hàng.

Hệ thống CIC phân tích dữ liệu khách hàng và chia thành 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1: Nhóm khách hàng có dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn, là khoản vay nợ mà khách hàng có đủ khả năng để trả đúng thời hạn. Trường hợp khách hàng trả khoản vay chậm từ 1 – 10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1, những phát sinh thêm phí phạt.
  • Nhóm 2 : Nhóm khách hàng thanh toán khoản vay chậm từ 10 – 90 ngày
  • Nhóm 3: Nằm dưới mức không đủ tiêu chuẩn, các khoản vay quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ, các khoản vay quá hạn từ 181 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn, các khoản vay nợ trên 360 ngày.

Cách Kiểm Tra CIC Cá Nhân Online

Để kiểm tra CIC của mình cá bạn làm theo hướng dẫn sau đây

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Website CIC 👉  tại đây

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin các nhân (chú ý ảnh CMND phải chụp cả mặt trước và sau) để đăng kí tài khoản.

thong tin ca nhan

Trong trường hợp mà bạn đã có tài khoản rồi thì bỏ qua bước đăng kí, tiến hành đăng nhập vào hệ thống luôn.

Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin mà hệ thống yêu cầu bạn nhấp vào nút tiếp tục.

Bước 3: Một mã OTP sẽ được gửi vào điện thoại của bạn, bạn tiến hành nhập mã đó lên để xác minh, rồi nhấn tiếp tục.

nhap ma otp

Sẽ có nhân viên của bên CIC gọi điện cho bạn để xác nhận và kết quả sẽ được gửi vào Email của bạn.

Tra cứu CIC bằng cách tải App về điện thoại

Với cả 2 hệ điều hành Android và IOS bạn truy cập vào app store hoặc CH Play tải ứng dụng CIC Credit Connect về điện thoại của mình, sau đó tiến hành đăng kí như bình thường theo hướng dẫn là có thể tra cứu được thông tin CIC cảu cá nhân mình.

Tra cứu CIC cá nhân qua ngân hàng, tổ chức tài chính

  • Bước 1 : Đăng ký vay vốn tại Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn muốn vay.
  • Bước 2 : Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân số CMND, số diện thoại để tiến hành tra cứu lịch sử CIC.
  • Bước 3 : Sau khi tra cứu, ngân hàng sẽ thông báo kết quả CIC cho bạn.

Nếu bạn bị ngân hàng, hay tổ chức tài chính từ chối cho vay nghĩa là bạn đang có nợ xấu.

Nợ Xấu Bao Lâu Thì Xóa Được

Thông thường nọ xấu được chia ra 2 trường hợp như sau:

 1.Nợ xấu do lỗi khách hàng chậm trả nợ

Trường hợp này bạn cần đăng nhập vào hệ thống CIC để kiểm tra rõ ràng về tình hình nợ xấu của bản thân, khoản nợ là bao nhiêu, chậm bao nhiêu ngày, và bạn đang nằm trong nhóm nợ nào.

Sau đó đến tổ chức tài chính hoặc ngân hàng mà bạn đang vay nợ để thanh toán toàn bộ số tiền vay cả lãi lẫn gốc (nợ xấu nhóm 2 sẽ được CIC lưu trữ trong 12 tháng, nợ xấu nhóm 3,4,5 sẽ được lưu trữ trong vòng 5 năm).

2. Lỗi của Ngân hàng hoặc trung tâm dữ liệu CIC

Đầu tiên bạn cũng truy cập vào hệ thống CIC để kiểm tra về thông tin nợ xấu của mình.

Sau đó làm đơn, giấy tờ khiếu nại gửi bên ngân hàng, hoặc trung tâm CIC. Trường hợp bạn không rõ về giấy tờ thủ tục thì đến tận nơi làm việc sẽ có nhân viên hướng dẫn cho bạn.

Sau khi đã làm đơn khiếu nại xong, bạn cần phải kiểm tra xem trên hệ thống CIC còn báo lỗi là mình đang mắc nợ xấu nữa không.

Kết luận: Qua bài viết trên các bạn đã biết CIC là gì rồi phải không, hi vọng thông tin vừa rồi sẽ phần nào cho các bạn hiểu được về CIC ở Việt Nam. Các bạn có thắc mắc gì vui lòng để lại tin nhắn dưới phần bình luận để được giải đáp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *